Đà kiềng là gì? Vai trò đà kiềng trong xây dựng dân dụng

Đà kiềng

Trong lĩnh vực xây dựng công trình muốn gia cố nền móng thì chúng ta cần phải sử dụng giằng móng và đà kiềng. Rất nhiều người cho rằng 2 kết cấu này giống nhau nhưng thực tế lại không như vậy. Vậy đà kiềng là gì? Vai trò và cao độ đà kiềng đạt chuẩn? Hãy cùng công ty nội thất MON tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ này nhé.

Đà kiềng là gì?

bản vẽ kỹ thuật kết cấu đà kiềng

Đà kiềng còn được gọi là giằng cột, với tác dụng giằng các chân cột móng lại nhau nhằm đảm bảo sự ổn định và khoảng cách giữa các chân cột. Đồng thời còn có tác dụng giảm thiểu tình trạng nghiêng cột trong quá trình xây dựng. Đà kiềng thường nằm ở vị trí chân cột và cao hơn so với đài móng. Sự kết hợp này sẽ mang lại khung vững chắc với khả năng chịu lực tuyệt vời.

Phân biệt đà kiềng và giằng móng (dầm móng)

phân biệt đà kiềng và giằng móng

Hiện nay, rất nhiều công trình xây dựng sử dụng giằng móng (dầm móng) thay vì lắp ghép giằng móng đúc sẵn. Cho nên, rất nhiều nhiều cho rằng đà kiềng và giằng móng giống nhau. Tuy nhiên, giằng móng là kết cấu nằm theo phương ngang, với các dụng đỡ một phần lực của tường bao. Tùy thuộc vào từng vị trí của tường mà giằng móng có thể nằm ngoài, giữa và trong cột.

Từ định nghĩa ở trên chắc hẳn bạn cũng phân biệt được đà kiềng và giằng móng rồi chứ. Hai kết cấu nào rất khác nhau và đảm nhận nhiệm vụ khác nhau. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì dầm móng có cấu tạo của bê tông cốt thép và phân thành chữ T, chữ nhật hay hình tháng.

Hiện nay có rất nhiều công trình chỉ sử dụng dầm móng và xây dựng tường bao trực tiếp nên người ta cũng gọi là đà kiềng. Như vậy, điểm khác nhiệt giữ đà kiềng và giằng móng( dầm móng) là:

  • Đà kiềng có tác dụng gắn kết các cột lại với nhau nhằm gia tăng khả năng chịu tải cho bức tường ngang dồn xuống móng nhà. Khi đó, đà kiềng sẽ chịu lực uốn kéo và võng.
  • Giằng móng là kết cấu nằm theo phương ngang, với các dụng đỡ một phần lực của tường bao. Tùy thuộc vào từng vị trí của tường mà giằng móng có thể nằm ngoài, giữa và trong cột.

Như vậy, với những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn cũng phân biệt được đà kiềng là gì và sự khác nhau với giằng móng( dầm móng). Đồng thời cũng nắm được tầm quan trọng của đà kiềng đối với lĩnh vực xây dựng nói chung và công trình nhà ở nói riêng.

Vai trò của đà kiềng trong xây dựng

hình ảnh thi công móng

Thực tế cho thấy rằng, đà kiềng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đỡ các bức tường và chống tình trạng lún lệch móng cho ngôi nhà. Nhất là đối với những công trình nhà phố cao tầng mà các công trình nhà ở bên cạnh sử dụng móng cọc hay bê tông cốt thép. Khi đó, giữa cột và cọc sẽ xuất hiện độ lệch tâm và đà kiềng có tác dụng chịu lực uốn của ngôi nhà.

Bên cạnh vai trò ở trên thì đà kiềng còn có một số tác dụng chính như:

  • Đà kiềng giúp định vị chân cột và luôn giữ khoảng cách giữa các chân cột sao cho ổn định nhất. Khi đó, trong quá trình thi công sàn, mái nhà thì cột sẽ không hề bị xê lệch hoặc thay đổi.
  • Đảm bảo kết cấu của ngôi nhà, chịu được ứng suất cao do công trình nhà ở tạo ra. Đồng thời còn góp phần hạn chế tối đa tình trạng lún lệch nhà ở xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên móng nhà.
  • Đà kiềng còn có tác dụng đảm nhiệm trọng tải của tường và hạn chế tối đa hiện tượng nứt nẻ tường trong thời gian sử dụng lâu dài. Điều này sẽ giúp gia chủ tiết kiệm kha khá chi phí sửa chữa trong thời gian sử dụng và mang giá trị thẩm mỹ cao.

Cao độ của đà kiềng bao nhiêu là chuẩn?

Cao độ của đà kiềng

Tùy thuộc vào kích thước của nhà ở và móng nhà sẽ lựa chọn cao độ và kích thước đà kiềng phù hợp. Dưới đây là 2 trường hợp dễ thấy nhất khi thi công đà kiềng cho công trình nhà ở được áp dụng phổ biến. Bạn hãy tham khảo để trang bị cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích.

Đà kiềng móng cọc cừ tràm

Việc lựa chọn cao độ của đà kiềng sẽ do đội ngũ KTS xây dựng quyết định nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Dưới đây là những giải pháp lựa chọn cao độ đà kiểng đạt tiêu chuẩn, bạn hãy tham khảo ngay nhé.

  • Đối với đà kiềng móng cọc cừ tràm thì cao độ đà kiềng ngang, dọc bằng cao độ của đài cọc. Ưu điểm nổi bật của giải pháp này chính là dễ dàng thi công, gia tăng tính toàn khối giữ cọc, đà kiềng và đài cọc. Điều này sẽ tiết kiệm bê tông đáng kể. Tuy nhiên, điểm hạn chế đối với cao độ này là gây khó khăn trong việc thi công hệ thống cấp thoát nước cho dự án nhà ở bởi vì để đặt ống phải đào rất sâu dưới đáy đà kiềng.
  • Cao độ đài cọc bằng cao độ với đà kiềng ngang, đáy đà kiềng dọc sẽ bằng với cao độ đài cọc. Ưu điểm của việc lựa chọn cao độ này sẽ khiến cho công trình nhà ở dễ dàng thi công hệ thống cấp thoát nước. Đặc biệt công tác gia công cốt thép, lắp đặt ván khuôn, lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông, cốt thép, cột phải cũng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc quy chuẩn.

Đà kiềng móng băng và móng đơn

Đối với loại đà kiềng móng băng và móng đơn thì cao độ mặt trên đà kiềng sẽ thấp hơn rất nhiều so với nền hoàn thiện. Thông thường thấp hơn khoảng 7 – 10cm dành cho lớp bê tông nền, gạch nền, vữa lót.

Do đó, bạn nên lưu ý hạn chế thi công mặt trên đà kiềng thấp hơn so với nền bằng gạch. Bởi điều này sẽ gây ra hiện tượng thấp nước vào nền nhà. Từ đó khiến tường trên bị ẩm ướt làm ảnh hưởng trầm trọng đến giá trị thẩm mỹ và chất lượng công trình nhà ở.

Kỹ thuật thi công đà kiềng chuẩn

kỹ thuật xây dựng móng

Muốn đảm bảo chất lượng công trình nhà ở, khả năng chịu lực cùng với độ bền thì trong quá trình xây dựng tuyệt đối không nên bỏ qua đà kiềng. Khi đó, trong quá trình thi công đà kiềng cần áp dụng kỹ thuật tiêu chuẩn dưới đây.

  • Bước 1: Nên buộc thép để tạo thành khung và đặt vào vị trí định vị trước đó. Tiếp theo kê vật dưới khung cốt thép với độ dày 30mm nhằm đảm bảo chiều dày của lớp bê tông cốt thép.
  • Bước 2: Dựng khuôn đúc bê tông bằng ván gỗ tự nhiên và đóng lại thành dạng hộp. Sau đó, điều chỉnh khuôn ván theo đúng vị trí thiết kế. Đồng thời bạn nên cố định khuôn ván bằng gỗ có kích thước 30mm x 50mm.
  • Bước 3: Trộn đổ bê tông vào khuôn ván. Sau đó, đầm dùi kỹ bê tông để không tạo ra bọt khí.
  • Bước 4: Đợi 1 – 2 ngày để tháo ván khuôn ra. Trong lúc tháo dỡ lên hạn chế làm sứt mẻ đà giằng.

Như vậy, việc thiết kế đà kiềng cho công trình nhà ở được xem là biện pháp tuyệt vời nhằm giúp công trình có được sức chịu lực lý tưởng nhất. Nhất là đối với công trình nhà ở thiết kế trên nền đất yếu.

Lưu ý: Việc thiết kế thêm đà kiềng và cốt pha bằng gạch sẽ phát sinh thêm chi phí xây dựng. Nhưng lại mang đến sự ổn định, thời gian thi công thiết kế nhanh chóng. Đồng thời, có thể áp dụng đà kiềng cho mọi công trình nhà ở.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ hữu ích ở trên chắc hẳn bạn cũng nắm được: Đà kiềng là gì? Vai trò và cao độ đà kiềng đạt chuẩn. Nếu bạn còn bất cứ thông tin thắc mắc nào cần được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay đều. Đội ngũ KTS sẽ liên hệ với bạn là giải đáp tận tình, miễn phí và chu đáo.

Liên hệ